Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

BÀI VIẾT DỰ THI LỚN LÊN CÙNG SÁCH. QUỐC THƯ

Trường THCS Tam Thôn Hiệp
Họ và tên: Lê Trần Quốc Thư
Lớp: 7A1
BÀI VIẾT DỰ THI “LỚN LÊN CÙNG SÁCH”

       Em xin kính chào quý thầy cô cùng các bạn!
           Từ nhỏ em cũng giống như những đứa trẻ khác đều không thích đọc sách. Nhưng vào hai tháng hè năm em học lớp bốn, mẹ đã cho em học một khoá học hè. Trong thời gian học khoá học ấy,  vì muốn cho mẹ vui em đã cố gắng và đứng nhất trong khoá học ấy. Kết thúc khoá học em còn được thầy dạy ở đấy cũng là người em kính trọng nhất trong suốt khoa học tặng cho một quyển sách nó có tên là “TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ”, lúc ấy em rất ngạc nhiên vì đó là lần đầu tiên có ai đó tặng cho em một món quà mà lại là sách. Khi được nhận quyển sách em rất trân trọng nó do nó chính là món quà duy nhất em nhận được từ một giáo viên mà em quý trọng.
            Từ đó ngày ngày, em đều đọc quyển sách ấy. Cứ có thời gian rảnh hoặc được nghỉ giải lao ở trên trường em lại đọc. Lúc đọc em mới biết cuốn sách này được viết bởi Adam Khoo ông được biết tới ngoài việc là tác giả của cuốn sách này, ông còn được biết là một doanh nhân, huấn luyện viên, triệu phú trẻ nhất của Singapore khi mới hai mươi sáu tuổi. Không chỉ như vậy cuốn sách của ông còn đạt được kỷ lục “Sách được bạn đọc yêu thích bình chọn”. Cuốn sách do ông viết được chia ra mười tám chương, mỗi chương có một nội dung khác nhau nhưng vẫn có sự gắn liền giữa các chương. Chương đầu tiên nói về cuộc đời, về bước ngoặt trong cuộc sống của tác giả. Cách đây không lâu ông được biết như là một đứa trẻ tầm thường, lười biếng, dốt nát, không thể làm được gì. Ông rất ghét đọc sách mà chỉ thích chơi trò chơi điện tử, xem tivi. Khi đi học ông không tài nào tập trung trong lớp học, học bạ của ông đầy những “trứng và ngỗng”. Điều đó khiến ông chỉ thêm ghét thầy cô và trường học nhiều hơn, trước năm lớp ba ông bị đuổi khỏi trường tiểu học vì học kém và quậy phá. Dù đã chuyển sang trường khác ông lại tiếp tục chơi bời, bỏ bê việc học. Điểm tốt nghiệp của ông tệ đến nỗi không được nhận vào học ở bất cứ trường nào trong sáu trường cấp hai mà cha mẹ ông đã chọn cho ông. Cuối cùng, ông được vào trường cấp hai Ping Yi. Một ngôi trường mới mở.
           Lúc học ngôi trường này không ai ngờ ông lại “trượt dốc” quá nhanh đến nỗi không thể giải được một bài toán lớp bốn và bị thầy dạy toán lớp sáu của ông gọi điện cho mẹ ông. Cha mẹ ông đã cố gửi ông đi học thêm ở rất nhiều nơi trong sự lo lắng tột cùng. Cuối cùng, cha mẹ ông chỉ còn cách cho ông đi du học ở Singapore. Rồi cho ông tham gia khoá học có tên là :Thiếu Niên Siêu Đẳng (Super-Teen). Sau khi kết thúc khoá học ông đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ, tính cách của mình và có được nguồn năng lực, ý chí để trở thành một người thành công. Lúc đó ông tin rằng ông cũng có thể học giỏi và thậm chí còn giỏi hơn tất cả để trở thành xuất sắc nhất.
            Kể từ đó bằng chính nỗ lực của mình ông đã đạt được những mục tiêu do chính ông đề ra và trở thành một người nổi tiếng. Khi đọc đến đây em có cảm giác mình có thêm ý chí để có những thành tích xuất sắc hơn nữa. Tới chương thứ hai, ba, bốn,…cuốn sách này hướng dẫn cho em rất nhiều những cách thức, cách ghi nhớ, cách tận dụng thời gian,… trong học tập. Giúp em hiểu được mình còn có thể đạt được những thành tựu lớn khác nếu mình có quyết tâm, nổ lực, tin vào bản thân.
Từ đó, em thấy mình cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa nếu muốn được thành công. Sau khi nghe kể về những câu chuyện thành công, nhiều học sinh phản ứng lại rằng họ không bao giờ đủ thông minh hoặc tài năng để có thể thành công như vậy. Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng việc thiếu năng lực bẩm sinh không phải là lý do khiến một người nào đó không thể trở thành một “siêu sao”. Ngược lại, cũng không phải vì thông minh thiên phú mà các “siêu sao” luôn đạt thành tích xuất sắc. Thật ra, chính phương pháp học hiệu quả mới là bí quyết của các “siêu sao” đó.
Bạn và hầu hết các học sinh trên thế giới về cơ bản đều có một não bộ và hệ thần kinh giống nhau, chứa đựng những khả năng phi thường tiềm ẩn. Vậy tại sao, trong khi một số học sinh có thể học và trả lời các câu hỏi hóc búa một cách nhẹ nhàng, thì những học sinh khác đọc đi đọc lại một trang sách bốn lần mà vẫn không hiểu hoặc không nhớ nổi những gì mình vừa đọc? Lý do là vì những học sinh tiếp thu nhanh đó bằng cách này hay cách khác, với những phương pháp thích hợp, đã tận dụng được nhiều hơn khả năng phi thường của não bộ, trong khi những học sinh khác lại không làm được điều này. Họ đã tìm ra được bí quyết “học cách học hiệu quả”.

Rõ ràng, thành công có bí quyết riêng của nó. Bằng việc tìm hiểu và làm theo các phương pháp mà các “siêu sao” áp dụng, bất kỳ ai, kể cả bạn cũng đạt được những thành tích như họ. Bạn cũng có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng để giải quyết các vấn đề phức tạp.

           Và em đã rút ra được bài học từ cuốn sách này là. Con người có thể làm được tất cả nếu tự tin vào bản thân mình, phải biết cách tiếp thu và có phương pháp học hiệu quả thì sẽ được thành công. Luôn luôn siêng năng , không nản lòng dù có thất bại đi chăng nữa. Mà coi sự thất bại ấy như một bài học để cố gắng và tìm ra thêm những cách thức mới áp dụng rồi hướng đến thành công, giống như câu “Thất bại là mẹ thành công” vậy.
            Đọc xong cuốn sách này em càng muốn đọc thêm những cuốn sách khác và em biết được sách là kho tàng kiến thức chứa đựng vô vàng những điều hay, những điều mình còn chưa biết được. Đến bây giờ em lúc nào cũng muốn đọc được nhiều cuốn sách hay hơn nữa, muốn khám phá thêm những điều mới lạ có trong sách mà em chưa biết ./.

BÀI VIẾT DỰ THI LỚN LÊN CÙNG SÁCH. YẾN LINH

Trường THCS Tam Thôn Hiệp
Họ và tên: Trần Thị Yến Linh.
Lớp: 7A2

BÀI VIẾT DỰ THI “ LỚN LÊN CÙNG SÁCH”

Kính chào quý thầy cô và các bạn thân mến!

Em tên là Trần Thị Yến Linh là học sinh lớp 7A2 của trường THCS Tam Thôn Hiệp. Em tham gia hội thi “ Lớn lên cùng sách” với mục đích kêu gọi các bạn chúng ta hãy cùng nhau tham gia đọc sách bởi vì: “ Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ”, “ Ngừng đọc sách là ngừng tư duy” các bạn nhé!
Trong xã hội ngày nay, sách không còn được mọi người chú ý tới nhiều, nhất là các bạn trẻ, mà các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, laptop,… đang được mọi người sử dụng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là với các bạn học sinh chúng ta. Cũng như các bạn em cũng bị những thiết bị đó lôi cuốn, sau giờ học ở trường, điện thoại luôn là người bạn đồng hành của em.
Thế rồi, trong một lần đến thư viện, thấy các bạn đọc sách và nghĩ sao mình không thử đọc một ít xem sao. Thế rồi càng đọc em càng thấy thích, càng hứng thú với việc đọc sách. Kể từ đó, cứ vào giờ ra chơi hoặc có tiết trống em đều đến thư viện của trường để đọc sách. Em đã đọc qua rất nhiều sách như Kính vạn hoa, Truyện cổ tích, Bài học làm người, San sẻ yêu thương,… nhưng em thích nhất là quyển Quà tặng dâng lên Mẹ ,,,,,,, Em chọn cách đọc có chừng mực nhưng lại suy ngẫm và đúc kết được những tinh hoa mà tác giả muốn gửi gấm rồi ghi vào nhật ký cùng chia sẻ với bạn bè trong nhóm, đặc biệt là có thể áp dụng điều đó vào cuộc sống của mình.  Qua đó, em thấy sách vẫn rất cần thiết và bổ ích cho cuộc sống, em sẽ cùng các bạn trong nhóm thi đua đọc sách và viết nhật ký về sách.               

Sinh con cơ cực lầm than.
Nuôi con khôn lớn, gian nan bội phần.
Mẹ luôn chu đáo ân cần,
Nhịn ăn nhịn mặc, để phần cho con.
Thật vậy, trên thế gian này không ai thương con bằng mẹ, không có sự hy sinh không  vụ lợi nào bằng sự hy sinh của mẹ dành cho con. Tình thương của mẹ dành cho con là vô bờ bến nhưng không phải người con nào cũng hiểu được điều đó,… cũng như cô bé trong mẫu truyện ngắn Đôi tay của Mẹ trong quyển Quà tặng dâng lên từ mẹ của tác giả
Đêm từng đêm, mẹ đến ôm cô bé vào lòng dù chẳng còn bé nữa. Không khác gì thời ấu thơ, mẹ thường cuối xuống vuốt mái tóc dài rồi lại hôn lên trán cô bé dịu dàng. Cô bé không biết từ khi nào những cử chỉ âu yếm của mẹ bắt đầu khiến  bực bội. Cũng đôi tay mẹ vuốt mái tóc nhưng nó khiến cho cô bé ấy có cảm giác thô ráp hơn là mềm mại, dễ chịu.  Rồi một đêm nọ, cô con gái nhỏ đã đẩy mẹ ra và phụng phịu:
-         Đừng mà mẹ! Tay mẹ thô quá.
      Mẹ sững người lặng thinh… nhưng từ đó, mẹ không bao giờ còn gần gũi, ôm ấp cô ấy bằng những cử chỉ quen thuộc nữa.
Sau đó, dù cảm thấy hối hận vì những lời nói của mình nhưng vì tự ái nên bé gái ấy không nói lời xin lỗi mẹ.
Đọc qua đoạn văn này, mình thấy đồng cảm với bạn này, nghĩ lại và cảm thấy có lỗi vì không thích những cử chỉ âu yếm của mẹ vì là mình cảm thấy khó chịu giống như mình vẫn còn là một đứa trẻ.
Nhiều năm đã trôi qua, sự việc tối hôm đó vẫn luôn ám ảnh, thoắt ẩn thoắt hiện trong tâm trí cô bé. Nó khiến cô bé ấy mất đôi tay, mất nụ hôn chúc ngủ ngon của mẹ.
Tuy cảm thấy khó chịu nhưng nhân vật này vẫn cảm thấy mất rất nhiều thứ từ mẹ.
          Lại bao năm nữa dần trôi, cô bé ngày nào giờ đã là một người trưởng thành, không còn là một cô bé nữa, còn mẹ thì đã ngoài 70 và đôi tay bé con từng cho là thô kệch ấy vẫn đang làm việc cho cô ấy, cho cả gia đình. Mẹ là bác sĩ cho cả gia đình - lấy thuốc đau bụng cho cháu gái nhỏ hay lấy  bông băng làm dịu đi cái đầu gối trầy xước của cậu cháu trai. Mẹ nấu món gà chiên ngon nhất thế giới… tẩy sạch những vết bẩn trên quần jeans xanh mà người phụ nữ trưởng thành đó đã chịu thua… và nhẫn nại phát kem bất kể ngày đêm.
          Mình cảm thấy, sau nhiều năm thì mẹ vẫn là người tuyệt vời nhất, trong nhà mình cũng vậy đó các bạn à, mẹ luôn là người phụ nữ đảm đang, hy sinh tất cả cho gia đình.
         Trải qua nhiều năm, trước khi những máy móc gia dụng ra đời, biết bao nhiêu công việc cực nhọc đã đi qua dưới bàn tay mẹ. Bây giờ con cái của người con đã trưởng thành và đã rời nhà ra đi , còn mẹ cũng không còn cha bên mẹ nữa.
Vào những dịp lễ lạt, cô bé nhỏ ngày xưa vẫn thường sang nhà bên cạnh ngủ với mẹ một đêm. Nhớ có lần trước ngày lễ Tạ Ơn, cô con gái ngủ quên trong căn phòng thời thơ bé ngày xưa… Gần giữa đêm, một bàn tay thân quen nhưng lại ngượng nghịu, ngập ngừng vén mái tóc một nụ hôn êm ái chạm vào trán cô ấy.
           Ôi! Cô bé ấy thật hạnh phúc biết bao, sau nhiều năm không được cảm nhận những cử chỉ thân thuộc, yêu thương của mẹ mà cô bé ấy từng từ chối.                     
         Đã hàng ngàn lần cô ấy nhớ lại cái giọng gắt gỏng trẻ con của mình “Đừng mà mẹ! Tay mẹ thô quá!”. Một cách vô thức, bất giác cô nắm chặt tay mẹ và dốc hết lòng mình, rằng đêm hôm đó cô đã cảm thấy mình có lỗi như thế nào, rằng bao năm qua cô muốn nói lời xin lỗi mẹ nhiều như thế nào và rằng biết bao năm rồi cô con gái bé bỏng ấy vẫn chờ đợi một bàn tay của mẹ ra làm sao…
Cô tưởng mẹ mình vẫn nhớ kỉ niệm đau buổn đó nhưng thật ngạc nhiên, mẹ lại không hiểu cô đang nói về điều gì…. Mẹ đã quên rồi sao? Cô con gái nghĩ vậy vì cô đủ thông minh để tìm hiểu đêm hôm đó mình đã làm tổn thương mẹ nhiều đến thế nào, chỉ có điều với tình yêu, lòng bao dung vô hạn của người mẹ, mẹ đã tha thứ – đã quên từ rất lâu rồi. Đêm hôm đó cô ngủ ngon lành như một cô bé bên vòng tay chăm sóc của mẹ thân yêu - tuyệt nhiên không còn chút mặc cảm tội lỗi gì hết.
Các bạn ơi! Trái tim của người Mẹ là vực sâu muôn trượng, mà ở dưới đáy bạn luôn tìm được sự tha thứ. Nếu chúng ta đã từng làm mẹ buồn giận, hãy mạnh dạn xin lỗi mẹ, Mẹ sẽ luôn luôn và đã sẵn sàng tha thứ cho chúng ta đấy các bạn.
Mẹ là người có thể thay thế bất kỳ ai khác nhưng không ai có thể thay thế được Mẹ.

BÁO CÁO SƠ KẾT NĂM HỌC 2017 - 2018

UBND HUYỆN CẦN GIỜ                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TAM THÔN HIỆP
                                                                     
         Số: 05 / BC-THCS.TTH                      Cần Giờ, ngày 11 tháng 1 năm 2018

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC THƯ VIỆN
NĂM HỌC: 2017- 2018

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG:
- Tổng số CB - GV - CNV: 40
               Trong đó:͢
+ BGH: 02
+ GV:  29
+ CNV:  09
- Cán bộ phụ trách thư viện có trình độ chuyên môn:  Sơ cấp thư viện.
- Tổng số lớp: 13
- Tổng số học sinh: 411
         B-CÔNG TÁC THƯ VIỆN:
             I. VỀ SÁCH, BÁO - TẠP CHÍ:
1.1-Sách:
- Sách giáo khoa: 2.021 bản.
- Sách giáo viên: 782 bản.
- Sách tham khảo: 2.576 bản.
- Sách thiếu nhi: 2.892 bản.         
1.2.Báo, tạp chí:
- Số lượng: 04 loại.
- Tên báo, tạp chí:
+ Báo, tạp chí ngành: Giáo dục TP.HCM
+ Báo của HS: Mực tím, Học trò cười, Hoa học trò.
II.-CƠ SỞ VẬT CHẤT:
1-Phòng thư viện:
a.Vị trí: Thuận lợi.
b.Tổng diện tích thư viện:
- Diện tích thư viện: 120m2 .Trong đó phòng đọc GV : 34 m2; phòng đọc     HS:54m2; phòng kho là: 32 m2.
2.Trang thiết bị chuyên dùng:
- Kệ đựng sách: 15 cái.
- Tủ đựng sách: 08 cái.
- Giá, kệ đựng báo, tạp chí: 01 cái.
- Tủ giới thiệu sách:01 cái.
3.Kĩ thuật nghiệp vụ:
- Mở và cập nhật thường xuyên, đầy đủ các loại sổ sách theo qui định:
+ Sổ đăng ký cá biệt: 05 quyển trong đó sách thiếu nhi 02 quyển, sách tham khảo 02 quyển, sách nghiệp vụ 01 quyển.
+ Sổ đăng ký sách giáo khoa: 04 quyển cho 04 khối lớp.
+ Sổ đăng ký tổng quát 02 quyển.
+ Sổ cho mượn sách của giáo viên và học sinh thực hiện đầy đủ.
+ Sổ đăng ký báo tạp chí 01 quyển thực hiện theo từng năm học.
+ Sổ theo dõi kinh phí hoạt động thư viện.
+ Sổ thống kê tình hình bạn đọc.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ: Lưu công văn, báo cáo, hoạt động thư viện, lưu hoá đơn, lưu quyết định, kế hoạch hoạt động, lưu biên bản.
- Tất cả sách, tài liệu khi nhập vào thư viện đều được đóng dấu phân loại, dán nhãn.
- Sách - tài liệu được xếp theo khối lớp, môn học thuận lợi cho việc tìm tài liệu tham khảo của học sinh.
- Thường xuyên tu sửa, đóng tập các loại sách tài liệu tham khảo.
4. Kế hoạch, kinh phí hoạt động:
- Nguồn kinh phí ngân sách: 1.298.700đ.
- Nguồn kinh phí khác: 28.859.000đ.
III. VỀ TỔ CHỨC  HOẠT ĐỘNG:
1-Tổ chức quản lí:
- Quản lý công tác Thư viện: Phó Hiệu trưởng.
- BGH thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc trong các hoạt động của Thư viện.
2. Đối với cán bộ làm công tác thư viện:
- Nhân viên Thư viện nhiệt tình trong công tác.
- Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên.
3. Sự phối hợp trong công tác thư viện.
- Phối hợp với TPT Đội trong tất cả các hoạt động, hội thi của Thư viện cũng như của trường.
- Phối hợp chặt chẻ với GVCN các lớp trong việc vận động học sinh tham gia mạng lưới cộng tác viên thư viện, trong hoạt động đưa sách về lớp cũng như tham gia các phong trào, hội thi.
- Phối hợp tốt với GV bộ môn trong các hội thi: Lớn lên cùng sách, thực hiện tiết dạy học tại Thư viện,..
4. Đánh giá chung, định hướng cho học kỳ II.
- Nhìn chung hoạt động của thư viện trong học kỳ 1 thực hiện khá tốt.
- Định hướng cho hoạt động trong học kỳ 2:
          + Đẩy mạnh hoạt động của  mạng lưới cộng tác viên thư viện các lớp.
          + Tham mưu với BGH về việc đưa sách ra phục vụ ngoài thư viện.
          + Tiếp tục thực hiện các hoạt động thư viện theo kế hoạch năm học cũng như theo sự chỉ đạo của các cấp quản lý.

     Nơi nhận:                          Duyệt của BGH                      Người báo cáo
-PGD;
-BGH;
-Lưu: VT,TV.
                                                                                    

                                                             Trương Thị Ny